top of page
Tìm kiếm

Ahimsa - Tình yêu và lòng trắc ẩn


ahimsa tình yêu và lòng trắc ẩn

Có thể những người thực hành Yoga hiện đại sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bậc thang đầu tiên trong số đó không phải là về Asana (tư thế) hay về Pranayama (kỹ thuật thở) mà chính là Yama (giới luật đạo đức).


Ahimsa là Yama đầu tiên, nghĩa là “không bạo lực”. “Không bạo lực” ở đây tức là không gây tổn hại tới những người, vật, môi trường xung quanh và chính bản thân mình; không gây tổn hại tới cơ thể vật lý và cả tinh thần. Không sử dụng bất kỳ hình thức nào như lời nói, thái độ, hành động, vũ khí v.v… để làm tổn thương bản thân hay những người, vật hay môi trường xung quanh. Một yogi thực sự luôn hướng đến sự điềm tĩnh và vị tha, bất kể bị đối xử bất công, vô lý thế nào.


Tình yêu và lòng trắc ẩn đối với con người và thế giới xung quanh là một trong những nguyên tắc cơ bản của thực hành này.


Ahimsa – Vun đắp “self-love”


Thực hành Ahimsa, tức là không gây tổn hại/tổn thương cho mình và những người, vật hay môi trường sống xung quanh dưới bất kỳ hình thức nào. Để áp dụng với bản thân một cách dễ dàng hơn, chúng ta có thể chuyển thực hành này thành cụm từ quen thuộc: “yêu thương bản thân”. Yêu thương bản thân đúng cách sẽ là luôn biết quan sát trạng thái cơ thể và tâm trí mình để không quá gượng ép hay nuông chiều bản thân làm việc gì đó.


Khi bạn tham gia lớp Yoga, bạn có thể thấy xung quanh mình có những bạn dễ dàng thực hiện được ngay những tư thế mà bạn rất vất vả với nó. Đừng bao giờ so sánh với người khác và cảm thấy sốt ruột và hay cố ép mình khi cơ thể chưa sẵn sàng. Ép buộc bản thân có thể tự gây nên những chấn thương không đáng có cho cơ thể và tâm lý của mình, hãy hít một hơi thật sâu và lắng nghe xem cơ thể bạn đang cần gì ngay lúc đó. Hãy nhớ rằng bạn yêu thương bản thân, bạn chấp nhận tiến độ luyện tập của riêng mình và cho phép mình thả lỏng, tập luyện một cách tự do và vui vẻ hơn. Đó chính là cách bạn thực hành Ahimsa.


Mỗi khi bạn cảm thấy đau đớn ở cơ thể vật lý, hay gặp những cảm xúc tiêu cực về tinh thần, hãy hít sâu rồi thở ra, cảm nhận thứ được đẩy ra là đau đớn hay những cảm xúc tiêu cực, và thứ được nạp vào cùng với oxy là tình yêu, sự bao dung dành cho chính mình.


Nếu thực hành Ahimsa với bản thân là “yêu thương bản thân”, thì tương tự, Ahimsa với người, vật và môi trường xung quanh chính là “yêu thương mọi người, mọi vật và môi trường xung quanh”.


Ahimsa đề cao sự “bất bạo lực”. Để thực sự làm được điều này, chúng ta phải học cách trân trọng tất cả những cá thể sống. Tình yêu này có thể được thể hiện bằng những hành động cụ thể như không sát sinh hay ngược đãi động vật, bắt đầu chế độ ăn thuần thực vật, làm từ thiện, tham gia các hoạt động công ích, không vứt rác bừa bãi và bảo vệ môi trường sống, v.v…


Bạo lực không chỉ được thể hiện qua hành động vật lý mà còn có thể thể hiện qua suy nghĩ và lời nói. Để thực hành ahimsa, ta có thể bắt đầu từ chính những suy nghĩ tốt đẹp bên trong mỗi người về người khác, mang đến những hành động giúp đỡ, những lời nói nhẹ nhàng, những ánh mắt hay nụ cười động viên cho những ai đang cần.


Ahimsa không phải là một giáo lý khó khăn hay phức tạp. Đó chỉ đơn giản là sự yêu thương. Và tình yêu thương là giá trị căn bản nhất của mỗi người và nó luôn ở bên trong mỗi chúng ta.

6 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentários


bottom of page