top of page
Tìm kiếm

Ayurveda: Vata Dosha


tìm hiểu về vata dosha

Theo triết lý Ayurveda, có năm yếu tố tạo nên vũ trụ – Không khí (Air), Không gian (Ether), Lửa (Fire), Nước (Water), Đất (Earth) – kết hợp lại tạo thành cấu trúc thể chất (Deha Prakriti) trong cơ thể con người. Năm yếu tố đó tạo thành các dosha, là dòng năng lượng lưu thông trong mỗi cơ thể. Tridosha là từ gọi chung để chỉ ba loại dosha chính vata, pitta và kapha:


  • Vata là sự kết hợp của không gian và khí, mang bản chất lạnh và khô.

  • Pitta là sự kết hợp giữa lửa và nước, mang bản chất nóng, ẩm.

  • Kapha là sự kết hợp giữa nước và đất, mang bản chất ẩm mát và dày.


Đối với thể Vata:

  • Về mặt thể chất, Vata là kiểu người có thể ăn bất kỳ thứ gì mà không bao giờ sợ việc tăng cân. Người kiểu Vata có xương nhỏ tự nhiên. Họ có thể rất cao hoặc rất thấp. Da, tóc, móng của họ đều khô và rất ít khi đổ mồ hôi. Họ luôn di chuyển và dễ cảm thấy buồn chán nếu ở một chỗ quá lâu.

  • Về mặt tinh thần, người kiểu Vata là mẫu người cực kỳ sáng tạo. Họ quan tâm đến nghệ thuật, văn học, tâm linh, triết học hay bất cứ điều gì khác cho phép họ mở rộng suy nghĩ của mình. Họ nói chuyện nhanh và có hàng triệu ý tưởng trong đầu. Họ có một nguồn năng lượng không ngừng nghỉ và có xu hướng phân tích tổng thể mọi thứ. Steve Jobs hay Picasso chính là người kiểu Vata điển hình. Bất kỳ nghệ sĩ, nhà văn, nhà triết học hoặc người có tầm nhìn xa nào cũng sẽ là một ví dụ về Vata.


Dosha Vata có đặc điểm khô, nhẹ, lạnh, thô ráp và chuyển động giống như các dạng năng lượng khí và ête. Vata còn phụ trách chuyển động trong cơ thể, bao gồm cả nhịp tim. Nó chủ yếu nằm trong ruột non, ruột kết, xương, vùng chậu, rốn, tim và đầu của bạn.


Khi Vata mất cân bằng về mặt thể chất, các bộ phận nói trên sẽ dễ gặp các vấn đề, cụ thể như: máu lưu thông kém, tim đập nhanh, các vấn đề về thính giác hay các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, đầy khí, khó chịu sau khi ăn, không có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra, bạn còn có thể mất hứng thú với tình dục hoặc vô sinh.


Khi Vata mất cân bằng về tâm trí, bạn sẽ dễ gặp căng thẳng, lo lắng, lập dị, thiếu quyết đoán, thiếu sáng tạo, tinh thần mệt mỏi, ủ rũ, cảm xúc không ổn định v.v… Nếu người kiểu Vata không biết cách dừng suy nghĩ của mình lại, họ sẽ rất dễ bị phân tâm và đi chệch khỏi mục tiêu ban đầu.


Để cân bằng Vata, chúng ta sẽ cần chú ý cả về chế độ ăn và lối sống.


Về chế độ ăn: Người kiểu Vata phù hợp với thức ăn ấm, ẩm, đặc và nhiều dầu mỡ.

  • Trái cây: Ưu tiên trái cây ngọt, bổ dưỡng. Tránh các loại trái cây đắng, chát và trái cây khô.

  • Rau: Ưu tiên các loại rau nấu chín, tránh ăn rau sống, nhất là rau họ cải.

  • Đậu: Ít ăn, nếu ăn hãy đảm bảo chúng được nấu chín kĩ và có gia vị.

  • Ngũ cốc, quả hạch và hạt: Rất phù hợp với người kiểu Vata.

  • Sản phẩm từ bơ sữa: Ưu tiên dùng Ghee, sữa dê, pho mát hoặc sữa chua không đường và kefir. Dùng trước bất kỳ thực phẩm nào ít nhất 1 tiếng và không dùng cùng trái cây hay thịt.

  • Sản phẩm từ động vật: Ưu tiên thịt bò, thịt gà hoặc gà tây, trứng và cá.

  • Dầu: Ưu tiên dầu hạnh nhân, dầu ô liu nguyên chất, dầu dừa thô nguyên chất, dầu mù tạt và dầu mè.

  • Chất tạo ngọt: Ưu tiên đường nâu hoặc xi-rô (lá phong), mật ong, đường dừa, chất tạo ngọt nhân tạo, chất tạo ngọt từ quả La Hán, cỏ ngọt (nước, hữu cơ) v.v…

  • Gia vị: Ưu tiên hoa hồi, húng quế, tiêu đen, thảo quả, quế, rau mùi, gừng, thì là, nghệ, v.v…


Về lối sống, người Vata cần tạo lập những thói quen nhất định cho bản thân, đơn giản như thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, ăn trưa hay vận động cùng một thời điểm mỗi ngày v.v… Việc tạo lập thói quen sẽ giúp cơ thể bạn biết những gì sắp diễn ra và từ đó có thể giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng. Tiếp đến là người kiểu Vata cần chậm lại trong cách di chuyển, nói năng hay cách suy nghĩ. Điều này sẽ giúp người kiểu Vata cảm nhận cuộc sống một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn, từ đó cũng giảm bớt lo âu hay suy nghĩ không cần thiết về tương lai.


Người kiểu Vata có thể thông qua việc tập luyện Yoga hay thiền định để sống chậm lại và cảm nhận cuộc sống của chính mình.

1 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page